WEBINAR | KẾT NỐI SỨC MẠNH – ĐẦU TƯ THỊNH VƯỢNG

Phần 1: Giới thiệu các diễn giả

Thành phần các diễn giả tham gia sự kiện gồm có:

1. Moderator: Ông Lê Quốc Thái – Nguyên Giám đốc Thương mại, L’Oreal Việt Nam, chuyên gia về Marketing và nhân sự.

2. Speaker: Tiến Sĩ Nguyễn Tấn Bình – Viện Trưởng Viện NCKH lãnh đạo và Quản trị doanh nghiệp TP.HCM, chuyên gia về đầu tư tài chính.

3. Speaker: Bà Đào Thiên Hương – EY Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc, EY-Parthenon Tư vấn Chiến lược, chuyên gia về lĩnh vực bất động sản, khách sạn và xây dựng.

4. Speaker: Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn – Nguyên Phó TGĐ Đầu tư, LienVietPostbank, chuyên gia về mảng đầu tư tài chính.

5. Speaker: Ông Phạm Công Tuấn Hạ – Luật sư, cố vấn chiến lược, thành viên HĐQT CT Sài Gòn Tiến Đoàn, chuyên gia về mảng đầu tư nông nghiệp.

6. Speaker: Ông Trần Bá Thanh – Giám đốc, Quản lý dự án, CapitaLand Development, chuyên gia về mảng bất động sản.

Phần 2: nội dung chính webinar

Phần chia sẻ mở màn của Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình về bức tranh tổng quan nền kinh tế được dự báo trong thời kỳ hậu Covid.

Theo những thống kê và số liệu cụ thể được Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình chia sẻ, bức tranh kinh tế hậu Covid còn rất mịt mờ. Việc phục hồi kinh tế được dự báo là sẽ rất chậm trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là khi tỉ lệ bao phủ vacxin còn thấp và chênh lệch nhiều.

Kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo cũng được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm, do xuất nhập khẩu đi xuống, tiết kiệm và đầu tư quốc gia ngày càng giảm đi. Không chỉ tại mà Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng phải đối diện với tình cảnh tương tự khi chỉ số mua hàng thế giới rất thấp thậm chí đi xuống, Logistic giảm hoặc có lúc đình trệ, tăng trưởng tiền tệ tín dụng thấp…

Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh màu xám đó vẫn có những điểm khởi sắc: Cảng biển duy trì tốt hoạt động vận tải. Có một số lĩnh vực vẫn ghi nhận những phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh có thể kế đến như: công nghệ thông tin, mạng xã hội, bán hàng online… Thị trường chứng khoán tuy tăng mạnh nhưng chưa ổn định, còn nhiều rủi ro.

Phần chia sẻ từ bà Đào Thiên Hương về ngành du lịch khách sạn và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.

Phó Tổng Giám đốc EY Việt Nam cho rằng những ngành dịch vụ thiết yếu sẽ phục hồi trước, Còn ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn vẫn sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề trong thời gian tới do nhu cầu giảm.

Tuy vậy, một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đã thành công trong việc triển khai những bước đi sáng tạo để sinh tồn trong thời kỳ khủng hoảng này. Chẳng hạn như một số khách sạn tại Hà Nội đã linh hoạt biến mình thành những khu cách li trả phí thay vi đóng cửa, nhờ vậy công suất phòng của họ trong thời kỳ dịch bệnh còn được lấp đầy hơn cả thời điểm trước dịch. Hay rất nhiều nhà hàng / quán ăn đã linh hoạt chuyển đổi sang bán hàng trực tuyến hay gửi đầu bếp đến tận nhà nấu ăn cho những khách hàng có nhu cầu dịch vụ cao cấp…

Một số doanh nghiệp hoạt động trong thời gian này cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao nhờ khả năng gắn kết với nhân viên. Kết quả này là nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng từ lâu. Các nhà đầu tư cho rằng sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch này chính là điểm tựa mạnh mẽ để các doanh nghiệp có thể bật lên sau đại dich.

Chia sẻ bà Nguyễn Thị Thanh Sơn về “Tiến hay lùi trong đầu tư chứng khoán ở thời điểm hiện tại”.

“Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã gần như hoàn toàn sụp đổ. Nhưng trong cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid 19, thị trường chứng khoán lại có sự bùng nổ một cách bất ngờ.”

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn cho rằng, nguyên nhân chính là bởi ngày nay, kinh tế học hành vi đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn so với kinh tế học số liệu.

Và những nhà đầu tư quan tâm tới thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đang chia thành hai nhóm. Một nhóm vẫn đứng ngoài quan sát với ánh mắt cẩn trọng, chờ đợi thời điểm thích hợp để bước vào thị trường. Nhóm còn lại thì đầu tư mạnh mẽ làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh.

Trả lời câu hỏi nên tiến hay lùi trong đầu tư chứng khoán hiện nay, bà chia sẻ: “ Không có một câu trả lời khẳng định nào cho việc tiến hay lùi. Tiến để phát triển, lùi để giữ an toàn. Cơ hội vẫn luôn có cho các nhà đầu tư, những điều quan trọng là phải biết chớp lấy thời điểm để tiến, cũng như biết lùi đúng lúc để bảo toàn thành quả của mình.”

Phần chia sẻ của ông Trần Bá Thanh về kinh nghiệm đầu tư chứng khoán.

Theo ông Trần Bá Thanh, đây là thời điểm khó khăn nhưng cũng là thời điểm rất tốt để đầu. Với kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của mình, ông chia sẻ: “Với 100% tiền đầu tư, tôi sẽ dành 60-70% vào những khoản đầu tư chắc chắn và số còn lại dành cho những khoản đầu tư mạo hiểm.”

Theo ông, với những khoản đầu tư chắc chắc, tỷ lệ rủi ro thấp, cùng mức lợi nhuận 10-15% / năm, nhà đầu tư cần lưu ý đến 3 vấn đề:

– Cổ phiếu có chia cổ tức đều hàng năm hay không?

– Dòng tiền có dương hay không?

– Và mình có đủ kiên nhẫn để đầu tư lâu dài hay không?

Còn với những khoản đầu tư mạo hiểm với rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng cao, chính bản thân mình cần phải là người trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ của những công ty mà mình có ý định đầu tư để có những đánh giá chính xác về tiềm năng của nó.

Phần chia sẻ của Luật sư Phạm Công Tuấn Hạ về sự bình tâm trong thời kỳ đại dịch.

Theo luật sư Phạm Công Tuấn Hạ, thời gian vừa qua chúng ta đã quá hối hả trong vòng quay vội vã của cuộc sống. Và dịch bệnh Covid 19 đang xảy ra tuy rằng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nhưng nó cũn tạo ra sự gãy đổ giúp chúng ta thoát khỏi vòng quay để có sự tĩnh lặng trong tâm trí và có sự suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc.

Ông cũng khuyên trước khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư cần phải trả lời 3 câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra dòng tiền? Xác định dựa án chúng ta đầu tư là của ai? Hành vi mọi người thay đổi như thế nào sau đại dịch? Theo ông, có nhiều dạng đầu tư khả thi trong tương lai, nhưng để thấy điểm sáng nhất thì cần nhìn vào sự phục hồi. “Trước bức tranh màu xám, hãy đầu tư vào nơi có sức phục hồi mạnh nhất, an toàn nhất, ổn định nhất.”

Chia sẻ của Tiến sĩ Trần Thanh Điền về cái nhìn khách quan từ cá nhân: Một Tương lai sáng lạng.

Sau hai năm trải qua đại dịch, các hoạt động kinh doanh trực tuyến đang ngày càng chiếm vị thế vững chắc với sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại: thay đổi gói sản phẩm, đa dạng lại chuỗi cung ứng, thích ứng linh hoạt với các công nghệ mới.

Còn về vấn đề quản lí lao động trong doanh nghiệp, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền khuyên các doanh: thay vì quản lí KPI nên chuyển sang động viên và không cần hoang mang gì suy thoái kinh tế đã qua. Kinh tế suy thoái năm nay là do chưa có chính sách thích hợp. Tương lai vẫn còn rộng mở nếu doanh nghiệp chịu thay đổi.

Phần thú vị nhất của của buổi Webinar có lẽ là phần Q&A, khi mà các khán giả đã được cá c diễn giả giải đáp những thắc mắc cá nhân về đa dạng các vấn đề: Từ mở rộng kinh doanh, đầu tư cá nhân, đầu tư doanh nghiệp…

Kết thúc buổi Webinar, Ban tổ chức xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các diễn giả và các khách mời. Mọi ý kiếm đóng góp xin vui lòng gửi về hộp thư:
https://forms.gle/WyZdXq3tvGbExt9N8 hoặc
Facebook https://www.facebook.com/MBA.Andrews.Vietnam

ƯU ĐÃI DÀNH RIÊNG CHO KỲ TUYỂN SINH CUỐI NĂM 2021

Chương trình ưu đãi 1: Học MBA Mỹ – Chọn quà như ý: tự chọn 1 trong 5 suất iPhone 13 Pro Max 128Gb tương đương 1099$ hoặc 1 trong 10 suất Macbook Air M1.

Chương trình ưu đãi 2: Học The Power MBA Việt Nam – Nâng tầm lãnh đạo tại Mỹ: hỗ trợ lên tới 100% chi phí trải nghiệm khóa học “Global Leadership” được tổ chức dự kiện vào Hè 2022 tại Đại học Andrews bang Michigan Hoa Kỳ.

* Áp dụng đến hết 31/12/2021. Ứng viên chọn một trong 2 ưu đãi và không áp dụng kèm ưu đãi khác

*Đăng ký ngay TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *